THỂ LỆ CHẤM CHỌN
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2020-2021
(Kèm theo Thông báo số 327/TB-ĐHĐA-NCKH ngày 12 tháng 3 năm 2021)
1. Mục đích
- Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và đổi mới sáng tạo trong sinh viên (SV) toàn Trường.
- Tạo diễn đàn để SV toàn trường có điều kiện chia sẻ và cập nhật kiến thức giữa các ngành với nhau. Đồng thời, đây là cơ hội để SV hoàn thiện kỹ năng trong nghiên cứu khoa học.
- Lựa chọn các đề tài có chất lượng tốt dự thi các cuộc thi SV NCKH ở các cấp cao hơn.
2. Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia “Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường” năm học 2020-2021 là SV đang theo học tại Trường Đại học Đông Á.
3. Yêu cầu chung
Các đề tài nghiên cứu gửi tham gia hội nghị của Trường Đại học Đông Á phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Gợi mở và giải quyết những vấn đề mới trong lĩnh vực khoa học-công nghệ của từng chuyên ngành riêng biệt.
- Có tính đổi mới, sáng tạo, thiết thực trong học tập và/hoặc trong thực tiễn đời sống.
4. Phương thức tham gia, sản phẩm dự thi:
4.1 Phương thức tham gia:
+ Mỗi khoa lựa chọn: Đề tài trình chiếu: 2 đề tài, Đề tài poster: 3 đề tài đề tham gia cuộc thi cấp Trường.
+ Mỗi đề tài SV NCKH do một hay nhiều SV thực hiện (tối đa 05 SV). Phải xác định và ghi rõ họ tên 01 cá nhân chịu trách nhiệm chính (bôi đậm).
4.2 Sản phẩm dự thi:
+ Bài báo khoa học (Mẫu 03/SV NCKH)
+ Thuyết minh đề tài (Mẫu 04/SV NCKH)
+ Poster trưng bày (theo mẫu, cho cả hình thức dự thi thuyết trình và hình thức poster) (Mẫu 05/SV NCKH)
5. Tiêu chí đánh giá
5.1 Đối với báo cáo powerpoint: (Thời gian tối đa là 15 phút/1 báo cáo)
- Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
- Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu
- Hình thức trình bày.
- Khả năng áp dụng trong thực tiễn đời sống/học tập của đề tài.
- Đề tài có bài báo được Hội đồng phản biện chấp thuận đăng trên Tập san chuyên đề Khoa học và Giáo dục của nhà trường.
5.2 Đối với báo cáo poster (thời gian tối đa là 10 phút/1 báo cáo)
- Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài.
- Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu.
- Hình thức trình bày.
- Khả năng áp dụng trong thực tiễn đời sống/học tập của đề tài.
- Đề tài có bài báo được Hội đồng phản biện chấp thuận đăng trên Tập san chuyên đề Khoa học và Giáo dục của nhà trường.
6. Đánh giá và trao giải
6.1. Đánh giá
Trên cơ sở kết quả đánh giá và đề xuất từ các khoa, hội đồng chấm cấp trường sẽ chấm chọn như sau:
- Vòng 1: Trước khi hội nghị diễn ra, bài báo được gửi đi phản biện độc lập với 02 hội đồng phản biện: Khối ngành Kinh tế - Xã hội, Khối ngành Khoa học – Kỹ thuật.
- Vòng 2: Ngày tổ chức hội nghị: Các đề tài đăng ký dự thi theo 02 hình thức: Báo cáo powerpoint và báo cáo poster sẽ trình bày toàn bộ báo cáo trước Ban thẩm định nội dung.
6.2. Trao giải
Ban thẩm định nội dung sẽ chấm chọn theo thang điểm Ban tổ chức đưa ra và trao Giải thưởng.
7. Quyền lợi của các đội thi đạt giải
- Tất cả các đội tham gia hội nghị đều nhận được giấy chứng nhận có thành tích trong nghiên cứu khoa học.
- Các đề tài đạt giải được trao giấy khen và tiền thưởng kèm theo.
8. Trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân tham gia
- Khoa có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu đề tài đúng thời hạn (trước 30/4/42021); nhắc nhở, đôn đốc GV hướng dẫn và SV thực hiện đề tài thực hiện đúng các mốc thời gian quy định trong quá trình triển khai thực hiện hội nghị (bảng thời gian đính kèm).
- Khoa có trách nhiệm nộp danh sách SV báo cáo tại hội nghị, danh sách CBGV, SV tham dự hội nghị theo đúng các mốc thời gian dưới đây (bảng thời gian đính kèm).
- Các GV hướng dẫn có trách nhiệm hướng dẫn SV thực hiện đề tài, các sản phẩm dự thi theo quy định trong mục 4.2 về Phòng QL. Khoa học đúng quy định, đúng tiến độ.
- Tác giả, thành viên tham gia đề tài SV NCKH và người hướng dẫn phải tự chịu trách nhiệm về nguồn gốc đối với nội dung trình bày trong đề tài.