Ngành ngôn ngữ Anh và những điều cần biết

Ngôn ngữ Anh hiện tại là ngành học phổ biến nhưng không có nghĩa lĩnh vực này đã “bão hòa” như nhận định của một số người. Thực tế thì số lượng người chọn học Ngôn ngữ Anh đông đảo và nếu bạn có trình độ tiếng Anh tốt thì không sợ gì không có đât dựng võ.

Các em thân mến, bạn nào đang còn nhiều phân vân muốn biết thêm về ngành Ngôn ngữ Anh thì đọc bài viết này nhé!

Ngôn ngữ Anh hiện tại là ngành học phổ biến nhưng không có nghĩa lĩnh vực này đã “bão hòa” như nhận định của một số người. Thực tế thì số lượng người chọn học Ngôn ngữ Anh đông đảo và nếu bạn có trình độ tiếng Anh tốt thì không sợ gì không có đất dựng võ.

Học Ngôn ngữ Anh là học gì?

Ngành Ngôn ngữ Anh thường có ba mục đích đào tạo chính là giúp người học sử dụng tiếng Anh chính xác, đào sâu phân tích, nghiên cứu vẻ đẹp của tiếng Anh và văn hóa của những đất nước nói tiếng Anh và cuối cùng là được đào tạo để phù hợp với nhiều vị trí việc làm.

1. Sử dụng tiếng Anh chính xác:

Đầu tiên, ngành Ngôn ngữ Anh sẽ trang bị cho bạn các kiến thức cơ bản và chuyên sâu của cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Sau khi được đào tạo, bạn đủ tự tin và năng lực để giao tiếp thành thạo, trôi chảy trong các cuộc gặp gỡ, cũng như môi trường làm việc sau này. 

2. Nghiên cứu vẻ đẹp của tiếng Anh và văn hóa của các nước nói tiếng Anh:

Sau khi có nền tảng tiếng Anh tốt thì bạn sẽ được khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của tiếng Anh thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca hay âm nhạc. Học ngôn ngữ nào cũng thế,  ngôn ngữ gắn liền với đời sống nên hiểu biết của bạn càng nhiều thì vốn từ của bạn càng dồi dào. Vì lẽ đó nên trong chương trình học Ngôn ngữ Anh ngoài các tác phẩm nghệ thuật bất hủ của Anh hay Mỹ thì bạn sẽ được đọc thêm vô số tài liệu chuyên ngành khác. Bạn cũng được tìm hiểu những nền văn hóa đặc sắc, đọc đáo từ các nước nói tiếng Anh.

3. Vị trí việc làm

Kết thúc quá trình củng cố nền móng tiếng Anh vững chắc thì bạn sẽ được học cách để khai thác các kiến thức đã học cho việc kiếm sống. Lúc này bạn sẽ được học các kỹ năng chuyên môn như:

- Giảng dạy tiếng Anh,

- Viết báo

-  Chuyên viên quảng cáo

- Hướng dẫn viên du lịch

- Biên tập viên

- Phiên dịch viên

- Chuyên viên xử lý hồ sơ du học/ định cư

- Thư ký, trợ lý

cùng nhiều vị trí trong nhiều lĩnh vực…

Nói chung là bạn có thể làm được nhiều ngành nghề khác nhau trong cuộc sống, đúng với phương châm "học một ngành, làm nhiều nghề".