Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có preffix (tiền tố) và suffix (hậu tố). Hai thành tố này có thể giúp ta xác định được nghĩa của từ...
1. Xác định xem đó là danh từ hay động từ.
Nếu là danh từ riêng, bỏ qua và đọc tiếp. Nếu là tính từ (adj) hay trạng từ (adv) đoán xem mức độ, nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với từ chính như thế nào, rồi bỏ qua. Nếu là động từ chính, chắc phải tìm ra nghĩa của chúng.
2. Phân tích từ lạ.
Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có preffix (tiền tố) và suffix (hậu tố). Hai thành tố này có thể giúp ta xác định được nghĩa của từ. Ví dụ, từ “review” có preffix là “re” và từ chính là “view”. Chúng ta biết “re” có nghĩa là làm lại, lặp lại; “view” có nghĩa là xem; vì thế, “review” có nghĩa là “xem lại“. Đây là 1 ví dụ đơn giản, các bạn có thể áp dụng cách này rất hiệu quả cho những từ đơn giản.
3. Nếu sau khi phân tích vẫn không thể đoán được nghĩa, hãy đọc lại cả câu, tìm những gợi ý xung quanh từ đó để hiểu nghĩa của từ.
Ví dụ bạn không biết từ “deserve” trong câu “First deserve, then desire”; nhưng bạn thấy “first” và “then” có nghĩa “nguyên nhân, kết quả“; do đó, “deserve” sẽ là nguyên nhân dẫn đến “desire”. “Desire” là muốn được gì đó, vậy 90% “deserve” có nghĩa là “bạn phải xứng đáng“.
4. Hỏi một ai đó.
Thực sự khi trao đổi với 1 người khác, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và mất ít thời gian hơn cho bài đọc. Khi có câu trả lời, hãy ghi nhanh ra giấy để sau khi đọc xong, xem lại và học thêm từ mới nhé. Nhưng hãy kiên nhẫn trước khi tìm 1 ai đó để hỏi, vì nghiên cứu cho thấy khi bạn đoán, 90% là bạn đoán chính xác.
5. Đến bước cuối cùng hãy tra từ điển.
Khi tra từ điển, hãy cố gắng đừng dùng kim từ điển. Kim từ điển có thể nhanh nhưng chẳng giúp ích được gì nhiều đâu. Hãy nhớ, nếu chọn lật từ điển, bạn phải chắc chắn rằng mình sẽ nhanh chóng trở lại bài đọc chứ không để tâm trí đi lòng vòng nhé!