KINH NGHIỆM VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH NGÔN NGỮ ANH

Việc viết báo cáo thực tập không chỉ là cơ hội để các bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Anh áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế mà còn là một trải nghiệm học tập đầy ý nghĩa. Quá trình này không chỉ giúp các bạn rèn luyện kỹ năng tin học văn phòng mà còn khám phá sâu hơn về ngành nghề mà các bạn đang thực tập, đồng thời cũng là hình thức đánh giá năng lực của các bạn trong quá trình thực tập tại đơn vị. Các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm viết báo cáo thực tập dưới đây nhé!

1. Viết lời cảm ơn

Lời cảm ơn là nội dung để bạn bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với giảng viên hướng dẫn tại trường và những người hướng dẫn tại cơ sở thực tập đã giúp đỡ bạn trong suốt quá trình thực tập. Những lời cảm ơn chân thành sẽ giúp các bạn ghi điểm với những giảng viên và đại diện đơn vị, đây cũng là “thói quen” tích cực giúp các bạn cảm ơn nhiều hơn.

2. Ngôn ngữ, văn phong

Các bạn sinh viên nên lưu ý vì báo cáo thực tập của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Anh. Vì vậy, các bạn phải đảm bảo câu, từ đúng chính tả và ngữ pháp, đồng thời phải thể hiện được tính lịch sự trang trọng trong từng câu văn mà mình triển khai. Dưới đây là một vài điều“mách” bạn, cùng tham khảo nhé!

  • Chính xác và mạch lạc: Sử dụng từ ngữ chính xác, thống nhất và rõ ràng; trình bày các luận điểm một cách chính xác và mạch lạc, tuân thủ ngữ pháp và logic, và viết đúng chính tả.
  • Trang trọng và lịch sự: Thể hiện sự nghiêm túc và tôn trọng với nội dung báo cáo và người đọc bằng ngôn từ phù hợp.
  • Cẩn thận trong sử dụng từ ngữ, hạn chế viết tắt: Để bài báo cáo có trọng tâm và luận điểm, bạn có thể bắt đầu từ một câu chủ đề và phát triển các ý phụ từ đó.
  • Tránh sai chính tả: Một trong những lỗi thường gặp của sinh viên là ít khi kiểm tra lại  chính tả và ngữ pháp.

3. Trình bày đúng bố cục,  hình thức

Các giáo viên hướng dẫn của Khoa NN & VH Anh sẽ cung cấp các hình thức, bố cục chi tiết viết báo cáo thực tập, trong đó có đầy đủ bố cục từng phần hay quy chuẩn ( Trang bìa báo cáo, căn chỉnh lề, quy định số trang,...)

Ví dụ: Tuân thủ định dạng và quy định: Kiểm tra các yêu cầu định dạng và quy định của trường hoặc tổ chức mà bạn đang thực tập để đảm bảo rằng báo cáo của bạn tuân thủ các quy định này. Điều này có thể bao gồm độ dài báo cáo, kiểu chữ, khoảng cách dòng, và các yêu cầu khác.

4. Hình ảnh, biểu đồ

  • Trình bày rõ ràng hình ảnh và biểu đồ khi làm báo cáo thực tập và đánh số.
  • Hạn chế bỏ quá nhiều hình ảnh và chắc chắn là hình ảnh minh họa phải liên quan đến nội dung báo cáo, rõ nét, không được mờ, nhòe.
  • Ghi chú thích rõ ràng, ngắn gọn để giáo viên hướng dẫn dễ theo dõi. Giáo viên hướng dẫn là sẽ là người trực tiếp chấm bài báo cáo thực tập nên các bạn nhớ lưu ý viết bài báo cáo rõ ràng và rà soát lại  kỹ trước khi nộp giáo viên nhé.
  • Nhật ký thực tập cũng là phần quan trọng nhất của bài báo cáo thực tập nên các bạn cần lưu ý viết nhật ký thực tập đầy đủ và chi tiết. Cần viết rõ, cụ thể những việc đã làm trong quá trình thực tập. Viết đầy đủ các ngày.

5. Tài liệu tham khảo

Các bạn sinh viên có thể tham khảo những mẫu báo cáo của khóa trước để xem cách trình bày:

  • Lựa chọn nguồn thông tin uy tín, đáng tin cậy. Quan trọng nhất, bạn nhớ là phải luôn trích nguồn đầy đủ và ghi tên tác giả.
  • Không đạo văn, sao chép 100% bài làm trên mạng hay của những anh chị khóa trước. Việc copy lung tung còn gây ra tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia” khiến bài báo cáo rời rạc, khó hiểu.