Câu trả lời thật đơn giản; Không dễ để đối mặt với các buổi phỏng vấn, nhất là khi bạn chưa nắm rõ được các nguyên tắc của buổi phỏng vấn và kỳ vọng của người phỏng vấn.
Hãy tưởng tượng bạn đang phải đấu tranh giành công việc trong mơ của mình, bạn sẽ thấy áp lực lớn như thế nào?
Để giúp bạn vượt quả được trở ngại này, hãy nhìn đây những bí quyết để chiến thắng trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng. Các bí quyết này sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng và cho bạn cơ hội thành công tốt nhất có thể…
Bí quyết 1. Tự chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Nghiên cứu kỹ luôn luôn nên là bước đầu tiên của bạn. Hãy thu thập các thông tin về nhà tuyển dụng, đây là một yếu tố then chốt cho việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn được thành công. Bạn sẽ được hỏi: Anh biết gì về công ty? Tại sao anh muốn làm việc ở đây?
Vì thế,
a. Biết càng nhiều càng tốt về kết quả kinh doanh trước đây và các kế hoạch trong tương lai của công ty để buổi phỏng vấn của bạn mang tính tương tác hơn và có thể đặt chân bạn vào một thị trường tuyển dụng cạnh tranh.
b. Xem qua trang web của công ty
c. Đừng ngại tiếp xúc với nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn để hỏi về các thông tin vị trí mà bạn đang phỏng vấn hoặc hỏi về văn hóa của công ty.
d. Tìm trên google về các thông tin khác có sẵn trực tuyến.
e. Thực hành khiến bạn trở nên hoàn hảo. Vậy nên hãy thử phỏng vấn với một người bạn xem.
Bí quyết 2. Ấn tượng đầu tiên luôn là điều quan trọng
Khi gặp ai đó lần đầu, chúng ta thường tự mình đánh giá nhiều điểm về nhân cách của họ
Hãy chuẩn bị và lên kế hoạch để có một ấn tượng đầu tiên trước khi bạn bước ra cửa. Tiếp tục duy trì ấn tượng tốt trong những ngày sau đó và rồi công việc sẽ là của bạn.
Vì thế,
a. Không bao giờ được tới muộn
b. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tích cực và thể hiện nét quyến rũ của bạn ngay từ đầu
c. Tắt điện thoại di động trước khi bạn bước vào phòng
d. Trông thật “cao giá”, mặc những bộ đồ tinh tế sao cho bạn trông thật tốt nhất
e. Bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một cái bắt tay, nắm chắc và rồi lắc lên lắc xuống
f. Quyết định tạo dựng được sự ủng hộ từ người phỏng vấn ngay từ đầu
g. Luôn luôn để người phỏng vấn nói hết rồi mới trả lời
h. Diễn tả bản thận một cách rành mạch, rõ ràng và chính xác
Bí quyết 3. Hiểu biết về kỹ thuật không phải là vấn đề, vấn đề là nhân cách
Một điều mà bạn có thể chắc chắn khi bước vào một buổi phỏng vấn đó là bạn không ở đó để người ta kiểm tra xem bạn biết những gì; người phỏng vấn háo hức muốn biết bạn là người như thế nào; liệu bạn có phù hợp với vị trí, liệu họ có thể tin tưởng bạn, bạn có thể sẽ cư xử như thế nào ở bữa tiệc văn phòng.
Vì thế,
a. Nói chuyện một cách tự tin và ủng hộ câu trả lời của bạn bằng những ví dụ từ kinh nghiệm làm việc của mình
b. Luôn luôn có một vẻ mặt và thái độ tích cực. Nói rằng bạn thích công việc của mình, rằng bạn rất hăng hái và có tham vọng, và rằng bạn đón chờ thách thức
c. Không được thô lỗ hoặc có thái độ cá nhân về người chủ hiệnt ại hoặc trước đây của bạn
d. Không được tỏ ra quá thân quen, quan trọng là tạo được một giọng điệu chuyên nghiệp
e. Không được nói dối tại buổi phỏng vấn, mà hãy kéo theo sự thật để thể hiện một ấn tượng tích cực về bản thân
Bí quyết 4. 7 tính cách mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở mọi ứng viên
Để bạn dễ nhớ hơn, Tác giả đặt tên bảy tính cách cơ bản này thành một cụm từ: S.T.A.P.L.E.S
- Nhóm năng (Skillset)
- Thành viên nhóm (Team playẻ)
- Thái độ (Attitude)
- Sự chuyên nghiệp (Professionalism)
- Phong cách lãnh đạo (Leadership)
- Đạo đức (Ethic)
- An toàn (Security)
Tôi đồng ý với tác giả về ba tính cách: nhóm kỹ năng, thành viên nhóm, và thái độ. Tôi nghĩ những nét tính cách này gần như người tuyển dụng nào cũng tìm kiếm từ những ứng viên của mình.
Nhóm kỹ năng là một loạt các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của một người. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhóm kỹ năng thông qua yêu cầu công việc, quảng cáo công việc, hoặc mô tả công việc….
Bí quyết 5 – Cơ hội được tạo ra chứ không được cho
Bạn đã bao giờ từng hỏi làm thế nào để bạn có cơ hội chứng tỏ các kỹ năng của mình hay chưa? Bạn không có nhiều cơ hội để kể câu truyện của mình. Trong mục này, tác giả giới thiệu kinh nghiệm và một số mẹo nhỏ để giúp bạn tự tạo cơ hội cho chính mình.
Bí quyết 6 – Thị trường công việc “Ẩn”
Nhiều người trong số chúng ta không nhận ra rằng thị trường công việc ẩn là một thị trường vô cùng lớn và chiếm tới 2/3 tổng lượng cầu công việc từ các hang. Điều này có nghĩa là nếu bạn biết cách khách thác một thị trường công việc ẩn, bạn có thể tăng khả năng tìm được việc của mình lên 300%.
Trong mục này, tác giả chia sẻ kinh nghiệm của mình và đưa ra một số mẹo nhỏ hữu ích để khai thác thị trường công việc ẩn.
Sau đây là một số nguồn mà bạn có thể thông qua để thâm nhập thị trường công việc ẩn:
- Bạn bè
- Gia đình
- Đồng nghiệp cũ
- Giới thiệu
- Cộng đồng nhân sự
- Cộng đồng trong ngành
- Mạng xã hội như Faceboko, Twitter…
- Quảng cáo tuyển dụng trước từ nhà tuyển dụng
- Email nhân sự về các nhà tuyển dụng tiềm năng
Bí quyết 7 – Khiến các điểm hấp dẫn tự nhiên của bạn hiện lên
(Tạo ấn tượng đầu tiên với người phỏng vấn)
Giống như cách mà bạn bán một sản phẩm hay tự giới thiệu mình trước bố mẹ vợ tương lai mà thôi, các điểm hấp dẫn tự nhiên có một vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn công việc. Các yếu tố này bao gồm:
- Sự tự tin
- Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình
- Biết người tuyển dụng muốn gì
- Biết cách tạo ấn tượng đầu tiên
- Biết cách bày tỏ thái độ
- Ngôn ngữ cơ thể
- Điệu bộ
- Dáng vẻ và bề ngoài
Bí quyết 8 – Tỏ ra tích cực
Hãy ghi nớ rằng, trước tiên và trên hết, phỏng vấn công việc không phải nói tất cả về bạn mà là về tổ chức mà bạn đang tìm cách gia nhập, và làm thế nào bạn có thể phục vụ nó. Vì thế, hãy cố gắng xác định nhu cầu của tổ chức và làm nổi bật điều mà bạn có thể mang tới chọ họ.
“Hãy giới thiệu mình là một ứng viên luôn tích cực và chủ động”, ông Debra Wheatman nói, một chuyên gia viết tóm tắt tiểu sử và hướng dẫn sự nghiệp chuyên nghiệp được chứng nhận, đồng thời là chủ của Carreers Done Write, một công ty ở New York chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn.
Thay vì so sánh giám đốc chương trình hoặc dự án với người tuyển dụng trước của bạn, hãy nói lý do tại sao bạn muốn làm việc cho một ngân hàng phát triển đa phương hay một tổ chức hỗ trợ nhân đạo nơi mà bạn đang phỏng vấn. Hãy mô tả lý do tại sao bạn nhận thấy công việc hoặc nội dung cố vấn được giới thiệu lại thật thú vị, chứ không phải lý do tại sao bạn bỏ người chủ hoặc dự án hiện tại của mình. Hãy bám vào những điểm này và tránh những chủ đề dễ gây tranh cãi.
Một điểm cũng quan trọng đó là phải diễn đạt rõ ràng và tránh gây sao lãng – vì vậy, bạn nên tắt điện thoại di động của mình.
“Hãy dành toàn bộ sự chú ý cho người tuyển dụng tiềm năng” Barksdale khuyên.
Bí quyết 9 – Đến gặp cùng những câu hỏi chất lượng
Có khả năng người phỏng vấn sẽ dành cho bạn vài phút vào cuối buổi trò chuyện để bạn có thể hỏi câu hỏi. Hỏi những câu đòi hỏi sự suy nghĩ là một cơ hội để khiến bạn nổi bật khỏi những đối thủ.
Tránh hỏi những câu hỏi về lương và lợi ích hoặc nói đại khái như, “tôi có phải làm ngoài giờ không?” Đừng hỏi những gì mà người phỏng vấn đã nói bởi điều đó chứng tỏ bạn không chú ý khi họ đang nói.
An toàn nhất là bám vào những câu hỏi về hãng và về công việc. Bạn cũng có thể hỏi về những người đang phỏng vấn bạn, ví dụ, “Ngài đã làm việc ở đây được bao lâu rồi ạ và tại sao?”
“Người ta thích được hỏi về bản thân mình,” Wheatman lưu ý.
Nhưng hãy lưu ý rằng ở một số nền văn hóa, việc hỏi người phỏng vấn những câu hỏi cá nhân có thể đượcc oi như hành động không phù hợp.
Một chủ đề khác mà có thể bạn muốn đề cập tới đó là các giai đoạn tiếp theo trong quá trình tuyển dụng. Bạn có thể xem bài báo của chúng tôi về các câu hỏi trong một buổi phỏng vấn tìm việc để xem các danh sách câu hỏi có thể hỏi.
Bí quyết 10 – Cám ơn người phỏng vấn
Sau buổi phỏng vấn, hãy nhớ gửi cho người phỏng vấn một ghi chú cám ơn họ vì đã dành thời gian.
“Đây là một điều lịch sự và nền làm trong kinh doanh,” Barksdale nói.
Theo các chuyên gia nghề nghiệp, một thư email hoặc một thư viết tay đều tốt cả. Điều quan trọng nhất đối với bạn đó là bày tỏ thái độ biết ơn của bạn trước người phỏng vấn. Bạn có thể muốn nói thêm về việc bạn sẽ giúp tổ chức xử lý một vấn đề mà họ đang đối diện như thế nào, hoặc bạn có thể muốn đề cập tới bất kỳ mối lo nào mà người phỏng vấn đã bày tỏ trong buổi gặp. Trong thư cám ơn, bạn cũng có thể nói về điều mà bạn thích ở tổ chức.
Nguồn: Vietnamworks.com